Các loại nấm linh chi và cách phân biệt nấm linh chi
Mục lục
1. Nấm linh chi có mấy loại hiện nay?
Nấm linh chi trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau, có loại hình tròn, hình mũ, có loại thì giống trái thận, có loại giống sừng hươu… Tuy nhiên, việc phân loại nấm linh chi hoặc trả lời câu hỏi ” Có mấy loại nấm linh chi hiện nay” thường dựa vào những cách phân loại dưới đây.
2. Nấm linh có mấy loại – phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Phân loại các loại nấm linh chi theo nguồn gốc xuất xứ bao gồm một số loại nấm linh chi như sau:
– Nấm linh chi Việt Nam ( Nấm lim xanh): là một trong những loại nấm rất quý của Việt Nam thuộc họ nấm linh chi ,nấm mọc trên cây gỗ lim đã chết và được các nhà khoa học phát hiện ở tỉnh Quảng Nam cách đây không lâu. Theo các nhà khoa học Nấm lim xanh có giá trị rất cao về kinh tế cũng giá trị về chăm sóc sức khỏe trong bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa nhiều căn bệnh mãn tính, trong đó đáng chú ý nhất là những bệnh về gan và bệnh ung thư.
– Nấm linh chi Hàn Quốc: là những các loại nấm linh chi nổi tiếng khắp thế giới đến từ xứ sở kim chi. Ưu điểm của nấm linh chi Hàn Quốc là có nhiều loại nấm khác nhau, được chăm sóc theo phương pháp hiện đại và xử lý đặc biệt mang đến giá trị cao về dinh dưỡng ( một số ít cũng có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng đều được kiểm định về chất lượng). Có mấy loại nấm linh chi Hàn Quốc nổi tiếng nhất đó là: nấm linh chi đỏ, nấm linh chi vàng, nấm linh chi Thượng Hoàng, nấm cổ linh chi… Hiện nay, các sản phẩm Nấm linh chi Hàn Quốc đều rất được người dân trên thế giới ưa chuộng và tin dùng.
– Nấm linh chi Trung Quốc: là các loại nấm linh chi có hình quả thận, màu sắc vàng nâu hoặc vàng xám, nấm xốp, ấn mạnh vào mặt trên thấy mềm và lõm xuống, thường được dùng để làm nấm linh chi Hàn Quốc giả. Tuy nhiên, trọng lượng của các loại nấm linh chi Trung Quốc nhẹ hơn nấm Hàn Quốc rất nhiều, dễ bị mốc mọt và không đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng bởi chủ yếu đây là những loại nấm “dại”, không có nguồn gốc rõ ràng.
– Nấm linh chi Nhật Bản: chủ yếu là những loại nấm linh chi đỏ. Đây cũng là loại nấm mới nhất thuần chủng bởi bàn tay con người, tai nấm dày và cứng hơn rất nhiều so với nấm linh chi Việt Nam, mặt dưới màu vàng chanh. Thời gian nuôi trồng nấm linh chi Nhật Bản dài gấp đôi các loại nấm linh chi khác trên thế giới. Khi uống cũng có vị đắng hơn nấm Linh Chi khác.
Phân loại nấm linh chi theo màu nấm
Có 6 loại nấm linh chi, mỗi loại có những cách nhận biết và tác dụng khác nhau:
1. Nấm linh chi xanh: hay còn còn là Thanh Chi hay Long chi có màu xanh, nấm không chứa độc tố, tính bình, có vị chua. Thanh chi dùng trong các trường hợp mắt mờ, có tác dụng làm sáng mắt, bổ gan, thanh nhiệt giải độc gan, giúp ổn định hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ…
2. Nấm linh chi đỏ: còn có tên gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi có màu đỏ. Nấm loại này có vị đắng, tính bình, không chứa độc tố. Có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ máu, tốt cho hệ tim mạch, chữa trị chứng khó thở, đau tức ngực…
3. Nấm linh chi vàng: Còn được gọi là Hoàng chi hay Kim chi, màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc, chuyên trị an thần, ích tì khí.
4. Linh chi trắng: Còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, màu trắng vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.
5. Linh chi đen: Linh chi đen còn được gọi là Hắc chi hay Huyền chi, màu đen vị mặn, tính bình, không độc trị chứng bí tiểu, ích thận khí.
6. Linh chi tím: Còn được gọi với tên Tử chi hay Mộc chi, màu tím vị ngọt, tính ôn, không độc, đặc trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
3. Nấm linh chi có mấy loại và loại nào là tốt nhất
Nấm linh chi đỏ và đen được coi là những loại có nhiều tác dụng và công năng nhất trong 6 loại trên và được tin dùng nhiều. Nấm linh chi đỏ có nhiều tác dụng với sức khỏe hơn cả vì nó có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Nấm linh chi đỏ là loại chuẩn để phân biệt với những loại nấm linh chi khác.
Hoạt chất Germanium trong nấm linh chi đỏ cao hơn so với các loại nấm linh chi khác vì thế nấm linh chi đỏ có tác dụng giúp ngăn chặn các tế bào lạ gây bệnh ung thư và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư rất tốt.
Không phải linh chi nào cũng phòng trị bệnh
Ở Việt Nam hoặc Trung Quốc, thỉnh thoảng, người dân hái hoặc sưu tập được những cây linh chi có kích thước lớn, đường kính hơn một m trong rừng tự nhiên, thường gọi là linh chi “nghìn năm”.
“Có rất nhiều chủng linh chi khác nhau, nhưng không phải chủng nào cũng có tính dược liệu. Linh chi chỉ có tính dược liệu khi được thu hái đúng độ tuổi, chưa phát tán bào tử hoặc đang trong giai đoạn phát tán bào tử”, thạc sĩ Vân cho biết.
“Những loại linh chi nghìn năm trải qua nhiều chu kỳ phát tán bào tử, mỗi một chu kỳ đó khi kết thúc sẽ chuyển hóa thành xenlulo, tính dược liệu rất ít. Có những chủng linh chi là loài phá gỗ, không có tính dược liệu, thậm chí nếu mọc trên thân cây có độc thì bản thân cây linh chi sẽ hấp thu chất độc đó, khi dùng có thể bị ngộ độc.Vì thế, người dân không nên tùy tiện sử dụng những sản phẩm linh chi chưa qua kiểm nghiệm.”
Đời sống người Việt Nam ngày càng cao. Người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các sản phẩm linh chi của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhưng “không ai rõ khi về đến Việt Nam, các sản phẩm này đã bị tách chiết dược liệu hay chưa. Nếu muốn biết, cần phải đem sản phẩm đi kiểm định”, chuyên gia Vân khuyến cáo.
Những chủng giống linh chi của Việt Nam bán trên thị trường đều phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Chứng nhận giống và Chứng nhận quy trình công nghệ. Trước khi được công nhận, linh chi phải được nuôi trồng khảo kiểm nghiệm. Mẫu linh chi sẽ được kiểm định tại Viện dược liệu trung ương, cũng như đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người ở các bệnh viện y học cổ truyền.
Kiểm nghiệm cho thấy, sản phẩm linh chi của Việt Nam có giá trị hoạt dược tính tương đương sản phẩm của Hàn Quốc, Nhật Bản. Do đó, người tiêu dùng nên mua sản phẩm linh chi của Việt Nam, giống linh chi đã được thuần hóa và chứng minh tính dược liệu, công nhận là sản phẩm giống quốc gia để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương